An Toàn Trên Cao, Bảo Hộ Lao Động

Dây Đai An Toàn – Liệu Bạn Đã Sử Dụng Đúng Cách?

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, tốc độ xuất hiện các khu đô thị trở nên chóng mặt. Kéo theo đó là những vấn đề về an toàn trong xây dựng cũng được mọi người quan tâm hơn. Để công trình đạt chuẩn, đúng tiến độ thì người lao động luôn phải trang bị đầy đủ kiến thức và đồ bảo hộ. Một số trang bị cơ bản cần thiết như dây đai an toàn, nón, giày, găng tay bảo hộ…

Dây đai an toàn chất lượng trang bị cần thiết cho người lao động
Dây đai an toàn trang bị cần thiết cho người lao động

Việc trang bị đồ bảo hộ vừa đảm bảo an toàn cho bản thân vừa tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ngày nay, người ta có thể sử dụng những thiết bị robot hiện đại có chức năng điều khiển từ xa làm để làm những công việc mà con người dễ gặp rủi ro nhất. Tuy nhiên, với những công trình cao tầng phức tạp thì rất khó có thể nhờ vào robot. Do đó, các công nhân, kỹ sư xây dựng, điện lực phải trực tiếp leo lên các công trình cao tầng. Bởi thế, chúng ta thường xuyên nghe được những tin tức về tai nạn khi làm việc trên cao. Vậy làm thế nào để khắc phục được vấn đề đó? Liệu dây đai có phải là một biện pháp tốt nhất?

Như Thế Nào Được Gọi Là Dây Đai An Toàn

Dây đai an toàn là một trong những thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. Chúng đóng vai trò nhất định trong việc bảo vệ an toàn cho người lao động ở độ cao lớn. Dây đeo an toàn cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện trong trường hợp bị trượt, ngã trên cao. Không chỉ thế, một dây đai chất lượng còn làm tăng thời gian cho lực lượng cứu hộ đưa công nhân bị ngã tiếp đất một cách an toàn. Tuy nhiên, chất lượng của dây đeo sẽ liên quan trực tiếp đến sự an toàn tính mạng của người sử dụng. Vì người dùng có thể té xuống bất cứ lúc nào nếu dây đeo bị gặp lỗi hoặc kém chất lượng.

dây đai an toàn và các bộ phận cấu tạo của chúng
Các bộ phận cấu tạo của bộ dây đai an toàn

Bộ dây đai an toàn hiện tại được sử dụng trong môi trường làm việc có độ cao lớn. Chẳng hạn ở công trình xây dựng, sửa chữa cáp quang, dây điện hay trong cứu hộ cứu nạn… Mức độ sử dụng phổ biến nhưng bạn đã từng thắc mắc chúng có cấu tạo như thế nào chưa? Hay từ trước đến giờ bạn đã đeo chúng đúng cách? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu nhé!

Cấu Tạo Của Dây Đai An Toàn

Trông có vẻ phức tạp nhưng chúng có cấu tạo khá đơn giản. Bộ dây đai an toàn được cấu tạo với ba phần chính: Thiết bị cố định, dây đai và đầu nối. Mỗi bộ phận có chức năng riêng, tất cả phải đảm bảo hoạt động bình thường nhằm bảo vệ công nhân nếu thực sự xảy ra sự cố.

Thiết Bị Neo

Thiết bị neo hay còn gọi là chốt khóa. Thiết bị này phải có khả năng chịu lực tĩnh cao (hơn 2200 kg) và phải được kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Do chúng có tác dụng nối và cố định dây đeo nên đảm bảo chất lượng.

Dây Đai

Dây đai là dây đeo dùng để buộc chặt quanh lưng, vai, ngực và chân của người sử dụng. Dây được thiết kế bằng chất liệu vải tổng hợp rất chắc chắn. Cạnh đó, chúng còn được cố định quanh chân và ngực bằng chốt kim loại. Thông thường dây đai bảo hộ có 3 kiểu chính. Bao gồm khóa kết nối nhanh, khóa khớp và phần đính kèm chân vòng đệm.

Dây đai an toàn dành cho người lao động
Dây đai an toàn dành cho người lao động

Đầu nối

Đầu nối là phần được giữ cũng thiết bị neo và dây đai. Chúng có 2 loại chính là dây buộc và dây cứu sinh tự rút. Dây buộc được làm từ cáp, dây thừng hoặc vải và được thiết kế nhằm giảm lực sốc khi cơ thể đột ngột bị ngã. Thông thường, dây buộc dài gần 2m và có độ co giãn.

Mặt khác, dây cứu sinh tự rút sẽ kéo dài và di chuyển xung quanh công trường theo người dùng. Trong trường hợp người lao động bị ngã, dây cứu sinh sẽ tự động khóa lại, ngăn không cho rơi rơi tự do. Tuy nhiên, việc sử dụng dây buộc hoặc dây cứu sinh tự rút sẽ tùy thuộc vào công việc đang được thực hiện cũng như khoảng cách giữa vị trí làm việc và mặt đất.

Cách Đeo Dây Đai An Toàn Đúng Chuẩn

Việc đeo dây đai cũng giống như việc chúng ta mặc áo khoác vậy. Tuy nhiên, trước khi đeo dây cần phải kiểm tra thật kỹ các đường nối. Hãy đảm bảo rằng nó trong trạng thái còn sử dụng được cũng như hoạt động tốt. Kể cả dây đeo chân và vai cần phải điều chỉnh để phù hợp với kích thước của người dùng. Không được để dây quá lỏng hoặc quá chặt. Điều này sẽ khiến việc di chuyển của bạn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đặc biệt sẽ không mang lại mức bảo vệ tối ưu.

Quá trình đeo dây đai bảo hộ trải qua 6 bước:

6 bước đeo dây đai an toàn đúng
6 bước đeo dây đai an toàn đúng

Bước 1: Giữ vòng chữ D ở phía sau dây đai sao cho giống hình chữ “A”. Đây là nơi giao điểm của các bộ phận như đầu nối, dây buộc, bộ hấp thụ năng lượng…

Bước 2: Luồng hai cánh tay qua dây đeo và đóng khóa kim loại ở phía trước ngực lại.

Bước 3: Kéo từng dây đai ở phí dưới qua hai chân. Kéo quanh đùi từ sau ra trước.

Bước 4: Đóng từng khóa có thể điều chỉnh của dây đeo chân.

Bước 5: Thắt chặt dây đai chân bằng cách kéo đầu còn lại của dây đai bảo hộ như trong cho đến khi dây đai vừa khít với cơ thể mà không bị cản trở bởi bất kỳ vật nào.

Bước 6: Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng. Hãy sử dụng các vòng dệt phía trước hoặc vòng chữ D kim loại ở mặt sau. Ngoài ra có thể sử dụng cả hai làm điểm gắn của hệ thống chống rơi ngã.