An Toàn Điện, Bảo Hộ Lao Động

Những Điều Cần Biết Về Thảm ESD Và Ứng Dụng Trong Sản Xuất

Trong đời sống hằng ngày, chắc hẳn nhiều người đã từng gặp trường hợp giật điện nhỏ. Như những sợi lông hay tóc bị hút về chiếc lược khi cọ xát vào áo len. Hay khi đi ngang qua một tấm thảm và chạm vào tay nắm cửa… Người ta gọi hiện tượng này là ESD. Bài viết dưới đây của Voi Bạc cung cấp cho bạn những kiến thức về hiện tượng này. Cũng như giới thiệu sản phẩm thảm ESD – giúp tránh những tác hại của tĩnh điện.

Hiện tượng ESD là gì?

ESD là tên viết tắt tiếng Anh của sự phóng tĩnh điện. Nghĩa là hiện tượng có dòng điện đột ngột giữa 2 vật tích điện khác nhau khi tiếp xúc. Hoặc xảy ra các sự cố chập điện, điện môi. Sự tích tụ tĩnh điện có thể do quá trình tribocharge hoặc cảm ứng tĩnh điện.

Hiện tượng tĩnh điện
Những Điều Cần Biết Về Thảm ESD Và Ứng Dụng Trong Sản Xuất

Hiện tượng này khá vô hại với con người trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong lao động. Tuy nhiên, có một số ngành công nghiệp sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra hiện tượng này. VD: sản xuất linh kiện điện tử…

Lý do phải kiểm soát tĩnh điện

Trong sản xuất

Nó được hình thành trong quá trình vận hành máy móc, xảy ra ma sát. Hoặc những chuyển động của con người trong quá trình thao tác, di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Đối với ngành sản xuất lắp ráp linh kiện, vi mạch điện tử, có yêu cầu rất khắt khe về sản phẩm. Thì hiện tượng này ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm, gây thiệt hại về hàng hóa. Từ đó hình ảnh của công ty có thể bị xấu đi. Vì vậy, trong ngành này, ESD luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất trong quá trình làm việc.

Tránh tĩnh điện

Hiện tượng phóng tĩnh điện sẽ khiến cho các đặc tính về điện của thiết bị thay đổi. Và chuyển sang các trạng thái khác như bán dẫn. Giảm hiệu suất hoạt động hoặc phá hủy luôn tính điện. Nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận hành của hệ thống điều khiển, khiến nó hoạt động sai. Đôi khi còn xảy ra sự bám hút tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm làm cho người dùng khó chịu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng những lĩnh vực mà các dây chuyền sản xuất cần đảm bảo không có bụi sinh ra như: in ấn, thực phẩm, dược phẩm, sơn…

Trong đời sống

Phần lớn các hiện tượng tĩnh điện vô hại trong sinh hoạt. Nó chỉ có cảm giác hơi tê khi chạm vào. Tuy nhiên, nếu tích tụ phải một lượng lớn tĩnh điện, nhất là vào mùa đông. Nó sẽ dần hình thành sốc tĩnh điện gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nhất là vào mùa đông lạnh giá, không khí khô là một chất cách điện khiến con người nhiễm điện.

Vậy nên, những năm gần đây, thảm ESD hay thảm cao su chống tĩnh điện trở thành xu hướng được rất nhiều người tin chọn.

Khái niệm thảm ESD

Thảm ESD
Những Điều Cần Biết Về Thảm ESD Và Ứng Dụng Trong Sản Xuất

Đây là loại thảm kết hợp giữa cao su dẫn điện và cao su chống tĩnh điện. Nó có vai trò làm bàn thao tác, bàn làm việc cho công nhân tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Mục đích là cách điện, đảm bảo an toàn cho công nhân, tránh hư hại các linh kiện bán dẫn.

Người dùng cũng thích sử dụng thảm cao su chống tĩnh điện trong ngành phòng sạch. Chỉ cần đặt nó dưới mặt sàn, thảm sẽ dính lại và giữ cho các hạt bụi bám trên bề mặt. Thông thường, nó được đặt ở ngay các cửa ra vào, lối đi,… Đặc biệt, ngoài công dụng hút bám bụi bẩn, nó còn chống trơn trượt, gia tăng độ ma sát. Tuy nhiên, cần lưu ý thảm ESD phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, chủng loại đúng quy định phòng sạch thì mới được sử dụng.

Đặc điểm cấu tạo và tính năng của thảm ESD

1. Cấu tạo:

Thảm cao su chống tĩnh điện có cấu tạo 2 lớp:

– Lớp trên: Là lớp cao su chống tĩnh điện màu xanh. Có công dụng loại bỏ tĩnh điện hay còn gọi là phân tán diện tích chỉ trong 0.1 giây. Có độ dày 2 mm. Điện trở bề mặt là 10^6 – 10^9 Ω.

– Lớp dưới: Là lớp cao su lưu hóa thông thường màu đen. Có công dụng truyền dẫn điện. Có độ dày 1.5 mm, có độ đàn hồi cao. Điện trở bề mặt là 10^3 – 10^5 Ω.

Khi kết hợp 2 lớp sẽ tạo thành tấm thảm ESD. Nó có thể chống tĩnh điện, loại bỏ nhanh các điện tích phát sinh. Và chống lại những vật thể đặt trên mặt nhiễm điện như vi mạch, bản mạch.

Cấu tạo thảm chống tĩnh điện

Mức độ mài mòn: ± 0,02 g/cm2

Về kích thước, thảm có nhiều mẫu mã như 1m x 10m x 2mm nặng 28kg. Và 1.2m x 10m x 2 mm nặng 34kg.

Về màu sắc, hai màu phổ biến nhất là xanh lục và xanh nõn chuối, với dạng bóng hoặc dạng mờ.

2. Những tính năng nổi bật

Tính năng thảm ESD

Có khả năng cách điện, trung hòa khi dòng điện tích tụ phía trên các chi tiết, khi tiếp xúc với bộ phận cơ thể.

Chống chịu được dầu mỡ, các loại dung môi nhẹ.

Được dùng trong các nhà máy sản xuất điện tử, dây chuyền sản xuất, giá kệ làm việc, phòng thí nghiệm… Hoặc trong ngành phòng sạch như đã phân tích ở trên.

Cách sử dụng thảm ESD

– Nên đo và cắt thảm trước khi dùng. Tùy theo nhu cầu mà việc tính toán kích thước cắt sẽ khác nhau. Sau đó dùng keo để dán. Quét 1 lớp thật mỏng và phủ kín khắp bề mặt cần dán. Sau đó để keo khô tự nhiên trong 10 phút rồi tiến hành dán theo chiều từ trên xuống dưới.

– Để thảm được sử dụng hiệu quả, ta nên thay mới định kỳ trong vòng 6 tháng. Nếu phải sử dụng cường độ lớn, ta nên xem xét để thay sớm hơn.

Phân biệt thảm ESD với thảm cao su thường

Bàn thao tác công nghiệp

Cách phân biệt dễ nhất là thông qua tính năng hoặc màu sắc. Thảm cao su thường có đa dạng màu sắc, chất liệu hơn thảm ESD. Nếu như thảm cao su chống tĩnh điện có mặt nhiều ở nhà máy, bàn làm việc của công nhân… nên có tiêu chuẩn cao. Thì thảm thường chỉ ứng dụng để chùi chân, trải sàn nhà, là món đồ trang trí giúp ngôi nhà bạn sạch sẽ hơn.

Địa chỉ mua thảm cao su chống tĩnh điện uy tín

Voi Bạc tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp những loại thảm ESD chất lượng ở TPHCM. Sản phẩm xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được phân phối với mức giá cực kì ưu đãi. Đội ngũ nhân viên của Voi Bạc có rất nhiều kinh nghiệm. Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm. Chúng tôi cũng luôn chú trọng đầu tư vào thiết kế sản phẩm, máy móc hiện đại để cung cấp cho quý khách hàng những mẫu mã đẹp nhất. Hãy liên hệ ngay để nhận sự tư vấn nhé!